International School - Hue University
Study Local, Work Global
Công nghệ thực phẩm ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày vì mức độ phức tạp trong nhu cầu của con người đang gia tăng mạnh. Cụ thể tại Việt Nam, với dân số hơn 90 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 7,5%, nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú cả về mẫu mã lẫn chất lượng, đặc biệt là sản phẩm sạch.
Bên cạnh những ngành chính như rượu, bia, nước giải khát, sữa và các sản phẩm từ sữa, tinh bột… thì nhiều lĩnh vực khác về công nghệ thực phẩm cũng đang được mở rộng để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu, đòi hỏi số lượng nhân lực không nhỏ. Ngành công nghệ thực phẩm xếp thứ 2 trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 - 2020, hứa hẹn trở thành ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam đang là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản, các dòng sản phẩm chế biến sẵn vẫn chưa được chú trọng khai thác hiệu quả. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và trình độ nhân lực. Vì nước ta đang thực sự thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, do đó cơ hội phát triển nghề nghiệp và thể hiện bản thân sẽ rất rộng mở nếu bạn theo học ngành này.
Danh sách luận văn của các học viên:
1. Học viên: Nkwati Ernique Mbong
Đề tài: NUTRITIONAL PROPERTIES OF TEMPEH AND TECHNOLOGICAL PROPERTIES OF TEMPEH FLOUR FROM SELECTED SENEGALIA SEEDS, ORPHAN LEGUMES IN THE ARID TROPICS
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Đại học Huế.
Tham khảo tại đây: https://drive.google.com/drive/folders/13OjOkCDM1aQyJ8RGWgu3lKPR9kYcAYxs?usp=sharing
Chương trình Đào tạo Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm nằm trong khuôn khổ dự án VLIR thông qua mạng lưới hợp tác giữa các trường đại học của Việt Nam và các trường Đại học Bỉ, bao gồm Đại học Ghent, Đại học Katholieke Leuven, Đại học Huế, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Chương trình giảng dạy bao gồm 60 tín chỉ, trong đó: 32 tín chỉ bắt buộc; 15 tín chỉ dự án nghiên cứu và 13 tín chỉ tự chọn. Trước khi bắt đầu chương trình, sinh viên sẽ được học bổ sung 15 tín chỉ tiếng Anh nâng cao để củng cố bản thân (nếu cần).
Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua những hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGO), và các công ty đa quốc gia (MNC). Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học. Ngành này liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Bảng 1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành quan hệ quốc tế
Ký hiệu |
Chủ đề chuẩn đầu ra |
Trình độ năng lực |
---|---|---|
1 |
Kiến thức và lập luận ngành |
|
1.1 |
Kiến thức chung trong toàn Đại học Huế |
|
1.1.1 |
Kiến thức về giáo dục chính trị |
(I), (II) |
1.1.2 |
Kiến thức về an ninh quốc phòng |
(I), (II) |
1.1.3 |
Kiến thức về giáo dục thể chất |
(I), (II) |
1.1.4 |
Kiến thức về ngoại ngữ |
(I), (II), (III) |
1.1.5 |
Kiến thức về Công nghệ thông tin |
(I), (II), (III) |
1.1.6 |
Kiến thức về pháp luật |
(I), (II), (III) |
1.2 |
Kiến thức cơ sở khối ngành |
|
1.2.1 |
Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học (kinh tế vi mô 1 và vĩ mô 1) để nhận diện và giải thích được các vấn đề, hiện tượng và sự biến động kinh tế - xã hội; Vận dụng các kiến thức cơ bản liên quan đến kế toán và quản trị để làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho kiến thức ngành Quanhệ quốc tế. |
(I), (II), (III) |
1.3 |
Kiến thức chung của ngành |
|
1.3.1 |
Vận dụng các kiến thức về nhập môn Quan hệ quốc tế, hiểu về công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế để xác định một số vấn đề về quan hệ kinh tế, quốc tế hiện đại và lịch sử ngoại giao Việt Nam |
(I), (II), (III) |
1.4 |
Kiến thức chuyên ngành Kinh tế quốc tế |
|
1.4.1 |
Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Chính trị quốc tế (quyền con người, toàn cầu hoá, ASEAN, chủ nghĩa tư bản hiện đại, địa chính trị, địa chiến lược) kết hớp với kiến thức về chính sách đối ngoại các nước lớn (Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ) để tìm hiểu và phân tích các chính sách, thể chế đối ngoại liên quan hiện đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng trong xu hướng toàn cầu hoá, từ đó dự báo các hoạt động kinh tế, thương mại và chính trị quốc tế. |
(I), (II), (III) |
1.4.2 |
Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Kinh tế quốc tế (đầu tư quốc tế và quản lý dự án quốc tế để quản lý, phân tích và lựa chọn dự án đầu tư giữa các quốc gia) kết hợp với việc vận dụng thành thạo các kiến thức và kỹ năng về đàm phán kinh doanh quốc tế, bảo hiểm, luật thương mại quốc tế, và thanh toán quốc tế để giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực kinh tế quốc tế. |
(I), (II), (III) |
1.4.3 |
Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Luật thương mại quốc tế (luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại, luật dân sự, luật cạnh tranh) kết hợp với các kiến thức và kỹ năng về hợp đồng thương mại và đầu tư để hiểu các bộ luật và chính sách có liên quan đến luật quốc tế, tập trung vào phân tích mối quan hệ quốc tế. |
(I), (II), (III) |
1.4.4 |
Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Truyền thông quốc tế (nhập môn quan hệ công chúng, tiếp thị và sự kiện, truyền thông trực tuyến) kết hợp với các kỹ năng và kiến thức về tổ chức sự kiện, tâm lý học truyền thông, thương hiệu để xác định các thông tin đối ngoại, nội dung cho báo chí từ đó giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực truyền thông quốc tế. |
(I), (II), (III) |
1.5 |
Kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
|
1.5.1 |
Vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phương pháp đã được học để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động quan hệ quốc tế trong thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. |
(I), (II), (III) |
2 |
Kỹ năng và năng lực nghề nghiệp và cá nhân |
|
2.1 |
Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề |
|
2.1.1 |
Có khả năng lập luận tốt logic, tư duy theo hệ thống và giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế quốc tế |
(I), (II), (III) |
2.2 |
Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức |
|
2.2.1 |
Có khả năng tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá kiến thức trong lĩnh vực Quan hệ quốc tế |
(I), (II), (III) |
2.3 |
Kỹ năng làm việc nhóm |
|
2.3.1 |
Có kỹ năng làm việc theo nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và có khả năng làm việc với các nhóm khác nhau |
(I), (II), (III) |
2.4 |
Kỹ năng hoạt động độc lập |
|
2.4.1 |
Có khả năng tự chủ, tự học, tự nghiên cứu khoa học độc lập; tự quản trị thời gian và kế hoặch công việc và học tập |
(I), (II), (III) |
2.5 |
Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ |
|
2.5.1 |
Sử dụng thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh) trong giao tiếp và thực hiện công việc. |
(I), (II), (III) |
3 |
Năng lực thực hành nghề nghiệp |
|
3.1 |
Có khả năng nghiên cứu, khám phá và phân tích các chínhsách đối ngoại và quan hệ quốc tế |
(I), (II), (III), (IV), (V) |
3.2 |
Tìm kiếm phát hiện cơ hội đầu tư trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, hiểu và giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế dựa trên luật quốc tế và chính trị quốc tế. |
(I), (II), (III), (IV), (V), (VI) |
3.3 |
Có khả năng phân tích định tính, định lượng và có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, cũng như hình thành các ý tưởng về nội dung truyền thông quốc tế. |
(I), (II), (III), (IV), (V) |
4 |
Năng lực tự chủ và trách nhiệm |
|
4.1 |
Tự chủ và trách nhiệm cá nhân |
|
4.1.1 |
Có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm cá nhân, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, chấp nhận rủi ro trong công việc. |
(I), (II), (III) |
4.1.2 |
Có tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, say mê và khả năng đàm phán, phản biện các vấn đề liên quan đến Quanhệ quốc tế. |
(I), (II), (III) |
4.2 |
Tự chủ và trách nhiệm với nghề nghiệp. |
|
4.2.1 |
Có năng lực tự chủ và trách nhiệm đối với nghề nghiệp, có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. |
(I), (II), (III) |
4.3 |
Tự chủ và trách nhiệm với xã hội |
|
4.3.1 |
Luôn tuân thủ theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, có năng lực tự chủ và trách nhiệm đối với xã hội. |
(I), (II), (III) |
2. Trình độ năng lực tương ứng
Nhóm |
Trình độ năng lực |
Mô tả |
1. Biết |
0.0 – 0.2 (I) |
Có biết qua/có nghe qua |
2. Hiểu |
2.0 – 3.0 (II) |
Có hiểu biết/có thể tham gia |
3. Ứng dụng |
3.0 – 3.5 (III) |
Có khả năng ứng dụng |
4. Phân tích |
3.5 – 4.0 (IV) |
Có khả năng phân tích |
5. Tổng hợp |
4.0 – 4.5 (V) |
Có khả năng tổng hợp |
6. Đánh giá |
4.5 – 5.0 (VI) |
Có khả năng đánh giá và sáng tạo |