Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Tại sao nên chọn học ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại Khoa Quốc tế - Đại học Huế?

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là gì?

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên (Environmental and Resource Economics) là ngành đào tạo sinh viên có kiến thức về kinh tế, có khả năng phân tích kinh tế các giá trị tài nguyên thiên nhiên, các dự án về tài nguyên và môi trường để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kinh tế tài nguyên theo định hướng chuyên nghiệp.

Cơ hội làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên rất là đa dạng, cụ thể những vị trí như sau:

Chuyên gia phân tích và xây dựng chính sách quản lý kinh tế, tài nguyên môi trường tại các cơ quan nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường

Chuyên viên, cán bộ Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, ban quản lý vườn quốc gia, quản lý di sản thiên nhiên, quản lý các dự án tài nguyên và môi trường

Chuyên viên quản lý tại các bộ phận kinh tế, kế hoạch, thị trường tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan tới tài nguyên môi trường

Cán bộ quản lý dự án tại các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế thực hiện các dự án bảo tồn tài nguyên và sử dụng bền vững tài nguyên, thiên nhiên môi trường

Giảng viên nghiên cứu và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường

Chuyên viên định giá tại ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan tới hàng hóa tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Điều phối viên của các chương trình, dự án về lĩnh vực tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững tại các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế như UNDP, IUCN, WWF, CIDA(Canada)

Tại sao nên lựa chọn học tập ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại Khoa Quốc tế

Môi trường học năng động với phương châm “học đi đôi với hành". Giảng viên tại Khoa quốc tế là những người có chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Không những vậy, sinh viên còn có cơ hội tham quan các công trình thực tế, tham gia hoạt động ngoại khóa phát triển kỹ năng mềm. Ngoài ra, cơ hội tham gia các hội thảo, dự án, nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế cùng giảng viên luôn được khoa đẩy mạnh phát triển. Và hơn hết là: Cử nhân ngành KTTNTN có mức thu nhập cao từ 9 triệu đến 60 triệu đồng/tháng tùy theo vị trí việc làm.