Quan hệ Quốc tế

Tại sao nên chọn học ngành Quan hệ quốc tế tại Khoa Quốc tế - Đại học Huế?

Ngành Quan hệ quốc tế là gì?

Ngành Quan hệ quốc tế (International Relations) là lĩnh vực nghiên cứu về mối quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế, các vấn đề toàn cầu như hòa bình, an ninh, phát triển, chính trị, kinh tế, văn hóa,… Ngành này còn bao gồm cả việc nghiên cứu và phân tích chính sách, quyết định và hành động của các quốc gia và tổ chức trên thế giới.

Quan hệ quốc tế có tính đa ngành, kết hợp giữa các lĩnh vực như khoa học chính trị, kinh tế, luật pháp, lịch sử, xã hội học, tâm lý, địa lý,... Nghiên cứu trong ngành Quan hệ quốc tế thường xoay quanh vấn đề như quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế, chiến tranh và hòa bình, chính trị và xã hội, quan hệ đối tác kinh tế và hợp tác phát triển, phát triển kinh tế toàn cầu, quyền con người, môi trường.

Sinh viên ngành Quan hệ quốc tế được cung cấp kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề liên quan đến các quốc gia, tổ chức quốc tế.

Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên theo đuổi ngành này như: làm việc trong cơ quan nhà nước, trung tâm nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia,…

Khi chọn học ngành Quan hệ quốc tế tại Khoa quốc tế, bạn sẽ phát triển được thêm nhiều kĩ năng như là: 

Kỹ năng giao tiếp, trình bày và đàm phán tốt

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Đó là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả, thuyết phục. Đây cũng là chìa khóa để thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng, thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ các doanh nghiệp, đối tác.

Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập

Làm việc độc lập và làm việc nhóm chính là hai kỹ năng bổ trợ cho nhau để hoàn thành tốt công việc với tinh thần hợp tác và chủ động.

Khi làm việc độc lập, chúng ta tự mình quyết định cả quá trình làm việc. Còn với làm việc nhóm, việc phân công công việc sẽ thông qua sự thống nhất giữa các thành viên.

Có khả năng ngoại ngữ tốt

Trong thời điểm toàn cầu hóa như hiện nay, công ty nước ngoài ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam thì kỹ năng ngoại ngữ là công cụ quan trọng nhất đối với các bạn sinh viên, là điểm cộng đối với nhà tuyển dụng. Giữa 2 ứng viên có cùng trình độ, khả năng như nhau chắc chắn ưu thế sẽ thuộc về ứng viên giỏi ngoại ngữ. Việc thông thạo một hay hai ngoại ngữ đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi bạn ứng viên.

 Kiến thức xã hội sâu rộng

Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế đòi hỏi bạn phải có vốn kiến thức xã hội thật phong phú. Ngoài ra, người làm quan hệ quốc tế còn phải tạo nên những chiến lược, phương thức hoạt động kinh doanh sáng tạo thu hút khách hàng, để công ty hoạt động hiệu quả. Cuối cùng, khi con người có tri thức, có hiểu biết, am hiểu sâu rộng tới mọi vấn đề hay lĩnh vực xã hội, thì con người sẽ dễ dàng thực hiện được những mục tiêu, ham muốn, ước nguyện của bản thân.

Tổng quan

Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua những hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGO), và các công ty đa quốc gia (MNC). Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học. Ngành này liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.

Nhu cầu thị trường

Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua những hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGO), và các công ty đa quốc gia (MNC). Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học. Ngành này liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.

Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:

  • Chuyên viên đối ngoại tại các cơ quan nhà nước.
  • Nhân viên đối ngoại, điều phối dự án… tại các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, các doanh nghiệp nước ngoài, công ty liên doanh, văn phòng đại diện của các nước tại Việt Nam.
  • Biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình... Theo một số khảo sát gần đây, có đến 50% sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
  • Nghiên cứu viên, giảng viên về Quan hệ Quốc tế trong các trường đại học, cao đẳng…
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Bảng 1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành quan hệ quốc tế

Ký hiệu

Chủ đề chuẩn đầu ra

Trình độ năng lực

1

Kiến thức và lập luận ngành

 

1.1

Kiến thức chung trong toàn Đại học Huế

 

1.1.1

Kiến thức về giáo dục chính trị

(I), (II)

1.1.2

Kiến thức về an ninh quốc phòng

(I), (II)

1.1.3

Kiến thức về giáo dục thể chất

(I), (II)

1.1.4

Kiến thức về ngoại ngữ

(I), (II), (III)

1.1.5

Kiến thức về Công nghệ thông tin

(I), (II), (III)

1.1.6

Kiến thức về pháp luật

(I), (II), (III)

1.2

Kiến thức cơ sở khối ngành

 

1.2.1

Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học (kinh tế vi mô 1 và vĩ mô 1) để nhận diện và giải thích được các vấn đề, hiện tượng và sự biến động kinh tế - xã hội; Vận dụng các kiến thức cơ bản liên quan đến kế toán và quản trị để làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho kiến thức ngành Quanhệ quốc tế.

(I), (II), (III)

1.3

Kiến thức chung của ngành

 

1.3.1

Vận dụng các kiến thức về nhập môn Quan hệ quốc tế, hiểu về công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế để xác định một số vấn đề về quan hệ kinh tế, quốc tế hiện đại và lịch sử ngoại giao Việt Nam

(I), (II), (III)

1.4

Kiến thức chuyên ngành Kinh tế quốc tế

 

1.4.1

Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Chính trị quốc tế (quyền con người, toàn cầu hoá, ASEAN, chủ nghĩa tư bản hiện đại, địa chính trị, địa chiến lược) kết hớp với kiến thức về chính sách đối ngoại các nước lớn (Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ) để tìm hiểu và phân tích các chính sách, thể chế đối ngoại liên quan hiện đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng trong xu hướng toàn cầu hoá, từ đó dự báo các hoạt động kinh tế, thương mại và chính trị quốc tế. 

(I), (II), (III)

1.4.2

Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Kinh tế quốc tế (đầu tư quốc tế và quản lý dự án quốc tế để quản lý, phân tích và lựa chọn dự án đầu tư giữa các quốc gia) kết hợp với việc vận dụng thành thạo các kiến thức và kỹ năng về đàm phán kinh doanh quốc tế, bảo hiểm, luật thương mại quốc tế, và thanh toán quốc tế để giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

(I), (II), (III)

1.4.3

Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Luật thương mại quốc tế (luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại, luật dân sự, luật cạnh tranh) kết hợp với các kiến thức và kỹ năng về hợp đồng thương mại và đầu tư để hiểu các bộ luật và chính sách có liên quan đến luật quốc tế, tập trung vào phân tích mối quan hệ quốc tế.

(I), (II), (III)

1.4.4

Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Truyền thông quốc tế (nhập môn quan hệ công chúng, tiếp thị và sự kiện, truyền thông trực tuyến) kết hợp với các kỹ năng và kiến thức về tổ chức sự kiện, tâm lý học truyền thông, thương hiệu để xác định các thông tin đối ngoại, nội dung cho báo chí từ đó giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực truyền thông quốc tế.

(I), (II), (III)

1.5

Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

 

1.5.1

Vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phương pháp đã được học để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động quan hệ quốc tế trong thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.

(I), (II), (III)

2

Kỹ năng và năng lực nghề nghiệp và cá nhân

 

2.1

Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

 

2.1.1

Có khả năng lập luận tốt logic, tư duy theo hệ thống và giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế quốc tế

(I), (II), (III)

2.2

Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

 

2.2.1

Có khả năng tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá kiến thức trong lĩnh vực Quan hệ quốc tế

(I), (II), (III)

2.3

Kỹ năng làm việc nhóm

 

2.3.1

Có kỹ năng làm việc theo nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và có khả năng làm việc với các nhóm khác nhau

(I), (II), (III)

2.4

Kỹ năng hoạt động độc lập

 

2.4.1

Có khả năng tự chủ, tự học, tự nghiên cứu khoa học độc lập; tự quản trị thời gian và kế hoặch công việc và học tập

(I), (II), (III)

2.5

Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

 

2.5.1

Sử dụng thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh) trong giao tiếp và thực hiện công việc.

(I), (II), (III)

3

Năng lực thực hành nghề nghiệp

 

3.1

Có khả năng nghiên cứu, khám phá và phân tích các chínhsách đối ngoại và quan hệ quốc tế

(I), (II), (III), (IV), (V)

3.2

Tìm kiếm phát hiện cơ hội đầu tư trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, hiểu và giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế dựa trên luật quốc tế và chính trị quốc tế. 

(I), (II), (III), (IV), (V), (VI)

3.3

Có khả năng phân tích định tính, định lượng và có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, cũng như hình thành các ý tưởng về nội dung truyền thông quốc tế. 

(I), (II), (III), (IV), (V) 

4

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

 

4.1

Tự chủ và trách nhiệm cá nhân

 

4.1.1

Có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm cá nhân, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, chấp nhận rủi ro trong công việc.

(I), (II), (III)

4.1.2

Có tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, say mê và khả năng đàm phán, phản biện các vấn đề liên quan đến Quanhệ quốc tế.

(I), (II), (III)

4.2

Tự chủ và trách nhiệm với nghề nghiệp.

 

4.2.1

Có năng lực tự chủ và trách nhiệm đối với nghề nghiệp, có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. 

(I), (II), (III)

4.3

Tự chủ và trách nhiệm với xã hội

 

4.3.1

Luôn tuân thủ theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, có năng lực tự chủ và trách nhiệm đối với xã hội.

(I), (II), (III)

2. Trình độ năng lực tương ứng

Nhóm

Trình độ năng lực

Mô tả

1. Biết

0.0 – 0.2 (I)

Có biết qua/có nghe qua

2. Hiểu

2.0 – 3.0 (II)

Có hiểu biết/có thể tham gia

3. Ứng dụng

3.0 – 3.5 (III)

Có khả năng ứng dụng

4. Phân tích

3.5 – 4.0 (IV)

Có khả năng phân tích

5. Tổng hợp

4.0 – 4.5 (V)

Có khả năng tổng hợp

6. Đánh giá

4.5 – 5.0 (VI)

Có khả năng đánh giá và sáng tạo